TRUNG TÂM NHẬT NGỮ SANKO VIỆT NAM
Lầu 3, Tòa Nhà Phụ Nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM

Matsushita Kounosuke: Người Khổng lồ nước Nhật

12/10/2018

Con đường thành công của các bậc thầy kinh doanh không hề được định sẵn. Mà chính họ đã tạo nên định mệnh thông qua bệ phóng mang tên “cơ hội”. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu chuyện cuộc đời của người “khổng lồ” nước Nhật - Matsushita Kounosuke「松下 幸之助​」.

Matsushita Konosuke sinh ngày 27 tháng 11 năm 1894, trong một gia đình nông dân có 7 anh chị em. Trong “bộ ba xuất chúng Nhật Bản”, ông có tuổi thơ khốn khó và chịu nhiều cơ cực: học hết bậc tiểu học 4 năm, 9 tuổi phải đi học việc kiếm sống và nuôi gia đình. Khi đó Konosuke xin vào học nghề và phụ việc tại một cửa hàng bán lò than tại Osaka vài tháng trước khi học xong tiểu học.

Chưa đầy một năm sau, cửa hàng than đóng cửa, Konosuke xin được vào phụ việc tại một cửa hàng bán xe đạp. Vào thời đó, xe đạp là món hàng xa xỉ được nhập khẩu từ Anh quốc. Công việc của Konosuke là học cách dùng máy tiện và một số công cụ khác để sửa chữa cơ khí nhỏ. Nhàm chán và vất vả nhưng Konosuke vẫn cố gắng trụ lại để tích lũy kinh nghiệm. Lời khuyên của người cha vẫn luôn theo Konosuke, thúc đẩy tinh thần phấn đấu, nỗ lực vươn lên trước hoàn cảnh không được như ý muốn: “Các kỹ năng con đang học sẽ đảm bảo tương lai của con. Hãy là một doanh nhân thành đạt và con có thuê những người được học hành đầy đủ”.
 
 
Có một câu chuyện trong quá trình làm việc, Konosuke để lại ấn tượng tốt đối với ông chủ của mình. Đó là khi có một cậu bé trạc tuổi Konosuke đang làm việc chung nhưng ăn cắp đồ của cửa hàng. Khi ông chủ chỉ nhắc nhở thì Konosuke lại nói không thể làm việc chung với người ăn cắp vì “như thế tôi cũng bị tiếng xấu”. Konosuke yêu cầu ông chủ nếu như không đuổi cậu bé đó thì cậu sẽ thôi việc. Kết quả là ông chủ giữ lại và rất tin tưởng Konosuke.

Dù công việc có thuận lợi, nhưng sau vài năm, Konosuke quyết định thôi việc, và xin vào làm tại công ty chiếu sáng điện Osaka – khi đó ông mới 15 tuổi. Nguyên nhân chính bởi sự nhạy bén trong kinh doanh đã mách bảo cậu bé Matsushita rằng điện năng sẽ là xu thế của tương lai. Khao khát trở thành một phần trong lĩnh vực mới mẻ này mỗi ngày càng mãnh liệt trong lòng chàng trai đang vào độ dậy thì. Nhờ người chị mai mối, năm 20 tuổi, ông gặp và kết hôn cùng Mumeno Iue. Bà sau này là một người đóng vai trò rất quan trọng trong thành công cuộc đời của ông. 6 năm ở Công ty điện tử Osaka, ông tự phát triển loại chuôi bóng đèn mới nhưng khi trình bày với cấp trên thì bị bác đi. Ông nghỉ việc, tự mở xưởng riêng của mình để sản xuất loại chuôi đèn này.
 
Ngày 7/3/1918, Matsushita Electric Houseware Manufacturing Works松下電気器具製作所được thành lập tại Ohiraki-cho – thành phố Osaka, đánh dấu sự ra đời của Tập Đoàn Panasonicパナソニック株式会社lớn mạnh sau này. Ngôi nhà mướn hai tầng được tận dụng tầng 1 để làm xưởng, hai vợ chồng ông cùng người em vợ sống trên tầng 2. Để tiết kiệm diện tích, ông cho sửa lại cầu thang, thu hẹp lại chỉ còn 1 nửa. Phần tủ âm tường ông ngăn làm 2 tầng để ông và người em vợ ngủ ở đó. Người em vợ này là Iue Toshio「井植 歳男」, chính là người sáng lập Tập Đoàn Sanyo三洋電機株式会社.
 
 
Năm 1931, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng của Matsushita vang dội cả nước với 200 loại sản phẩm điện như: dụng cụ nối điện, dụng cụ nhiệt điện, máy thu thanh, pin, công nhân lên tới hơn 1.000 người. Năm 1935 công xưởng Matsushita trở thành công ty công nghiệp điện khí Matsushita. Năm 1938, Matsushita chế tạo được mô hình máy thu hình. Năm 1941, công ty của Matsushita thành một doanh nghiệp lớn với hơn 10.000 công nhân.
 
 
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật đầu hàng, mọi cơ sở sản xuất của Matsushita đều mất trắng, chỉ còn lại cái tên và những mảnh đất trơ trọi. Không cam chịu, Matsushita vận động công nhân ủng hộ để ông khiếu nại với Bộ Tư lệnh quân đội Mỹ trong suốt ba năm ròng. Được sự ủng hộ của công nhân, năm 1951, sự nghiệp xây dựng lại danh hiệu Matsushita bắt đầu. Lúc này, để tìm hướng đi cho doanh nghiệp sau những tàn phá của chiến tranh, Matsushita sang Mỹ, Châu Âu và cuối cùng liên kết với hãng Phillips của Hà Lan. Đồng thời, ông tập trung nghiên cứu để cải tiến hàng hóa sao cho tốt nhất, đẹp nhất, và dễ sử dụng nhất. Đó là hướng đi đúng đắn cho một doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn, làn sóng tẩy chay người Nhật và hàng Nhật trên toàn thế giới.
 
 
Trải qua 10 năm, tới năm 1960, Matsushita đã được công nhận là công ty được xếp thứ 74 trong 100 "Đại gia của thế giới". Khi các thành công của Matsushita Electric bắt đầu lan rộng ra nước ngoài, cũng là lúc Konosuke Matsushita được nhìn nhận như một trong những doanh nhân vĩ đại nhất thế giới. Hàng loạt nhân vật quốc tế quan trọng đã đến thăm công ty, trong đó có cả Chưởng lý Hoa Kỳ Robert Kennedy, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi và Tổng thống Nam Tư (cũ) Tito. Konosuke luôn tự mình dẫn các vị khách tham quan công ty và cùng nhau trao đổi các ý tưởng. Tháng 2/1962, Konosuke xuất hiện trên trang bìa tạp chí Time, tạp chí tin tức hàng tuần phổ biến nhất ở Mỹ. Tháng 9/1964, Konosuke tiếp tục xuất hiện trên tạp chí Life và được miêu tả như một "nhà công nghiệp hàng đầu", "người làm ra nhiều tiền nhất", "triết gia", "nhà xuất bản tạp chí" và "tác giả của các tác phẩm bán chạy nhất". Báo chí vây lấy Konosuke Matsushita và giúp Matsushita Electric trở nên nổi bật trên toàn cầu.
 
 
Là gương mặt đại diện cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội của Nhật Bản, Matsushita Konosuke vinh dự được nhận Huân chương Mặt Trời do Chính phủ Nhật trao tặng. Năm Matsushita 90 tuổi, Tập đoàn Mashushita được xếp hạng 19 trong số 100 hãng lớn nhất thế giới và Thiên hoàng Nhật Bản đã tặng Huân chương cao quý nhất của đất nước cho Matsushita - Huân chương Húc Nhật Đại Thụy.
 

5 năm sau đó, vào ngày 27/4/1989, ở tuổi 95, Konosuke Matsushita - người sáng lập Matsushita Electric đã rời khỏi thế giới, nơi mà ông đã cống hiến và để lại quá nhiều dấu ấn. Vào ngày 10/1/2008, các cổ đông đã quyết định duyệt đổi tên doanh nghiệp Matsushita Electric thành Panasonic, thống nhất các nhãn hiệu Panasonic, National,... dưới tên một thương hiệu quốc tế duy nhất.
 
Ad: LH

※​-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※​​
(≧∇≦)O      Share mạnh bài viết cho bạn bè của mình cùng biết nào !!!      O(≧∇≦)
※​-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------※​​​

Trường Nhật ngữ SANKO Việt Nam

Lầu 3, Tòa nhà Phụ nữ, số 20, Nguyễn Đăng Giai, P. Thảo Điền, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0903 308 962
Email: sanko@sgi-edu.com
Website: 
nhatngusanko.com

Bạn có thể để lại "Họ Tên, SĐT, nội dung cần tư vấn", bên trường sẽ liên hệ với bạn để giải đáp thắc mắc cho bạn trong thời gian sớm nhất

Đăng ký học ở form dưới đây

Các tin bài khác